Chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc đã áp lệnh đóng cửa nhà máy bắt buộc với nhiều nhà máy trong dịp từ ngày 31/1/2020 cho đến ngày 9/2/2020.
Disney, Tesla, hơn 10 hãng hàng không và nhiều công ty toàn cầu khác có nhiều hoạt động tại Trung Quốc đang tạm hoãn hoạt động, tạm thời đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc và đưa ra cảnh báo về đi lại đến Trung Quốc khi mà họ đang phải đương đầu với dịch cúm corona gây gián đoạn hoạt động thương mại điện tử tại Trung Quốc và khiến cho thị trường toàn cầu đổ dốc.
Số lượng các ca lây nhiễm virus cúm corona tăng vọt trong tuần này, vượt mức 11.000 điểm tính đến ngày thứ Sáu. Số lượng các ca lây nhiễm cúm corona như vậy còn cao hơn tổng số ca lây nhiễm của dịch SARS trong khoảng thời gian 9 tháng trước đây.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố về tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vào ngày thứ Năm bởi viện dẫn đến những lo lắng về khả năng dịch bệnh sẽ có thể lây lan sang nhiều nước khác có hệ thống y tế yếu kém.
Vào ngày thứ Sáu, giới chức Mỹ đã tiếp bước, áp dụng cách ly bắt buộc với những công dân Mỹ gần đây có đến tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – tỉnh tâm dịch lớn nhất cho đến hiện tại.
Chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc đã áp lệnh đóng cửa nhà máy bắt buộc với nhiều nhà máy trong dịp từ ngày 31/1/2020 cho đến ngày 9/2/2020, quy định này ngay lập tức tác động đến hàng loạt doanh nghiệp Mỹ như Walmart hay Tesla. Giới chuyên gia phân tích bắt đầu đưa ra dự báo lợi nhuận bi quan với những công ty có nhiều hoạt động tại Trung Quốc.
Nhiều công ty trong tuần này đã cảnh báo nhà đầu tư về tác động tiêu cực từ việc virus có thể lây lan. Tình trạng này có thể cản trở sự phát triển của hàng loạt các ngành, từ du lịch cho đến bán lẻ, công nghệ vốn dựa nhiều vào thị trường Trung Quốc để có cầu tiêu dùng hoặc dựa vào Trung Quốc để sản xuất.
CEO của Hội đồng Du lịch Toàn cầu, bà Gloria Guevara, chỉ ra phần lớn các tác động kinh tế từ dịch bệnh thực ra chẳng liên quan đến virus mà chủ yếu liên quan đến nỗi sợ hãi, và nhiều khả năng sẽ mất từ 10 tháng đến 19 tháng chi tiêu du lịch mới có thể trở lại như bình thường (nếu tính đến một khu vực chịu sự bùng phát của dịch bệnh”.
Phần lớn tác động của bệnh dịch có nguyên nhân từ hoạt động kiềm chế dịch còn kém, thiếu đối thoại và sự hoảng sợ quá mức. Bà chỉ dẫn đến sự bùng phát của dịch SARS vào năm 2003, bà nói rằng nó đã khiến cho kinh tế toàn cầu thiệt hại từ 40 đến 60 tỷ USD và cướp đi của Trung Quốc 2,8 triệu việc làm.
Theo bizlive.vn
Nguồn bài viết: https://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/hang-loat-doanh-nghiep-lon-cua-my-buoc-phai-tam-ngung-hoat-dong-tai-trung-quoc-vi-cum-corona-3534187.html
Link nội dung: https://phaply.net.vn/hang-loat-doanh-nghiep-lon-cua-my-buoc-phai-tam-ngung-hoat-dong-tai-trung-quoc-vi-cum-corona-a216721.html