Ngày 24/6, bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tham dự cũng như chỉ đạo tại Hội thảo.
Hội thảo diễn ra với 3 phiên thảo luận chuyên đề bàn về pháp luật dân sự, kinh tế, việc xây dựng chính phủ điện tử, thành phố thông minh, tiếp cận công lý và bảo đảm an ninh mạng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ngoài ra có hơn 50 bài tham luận của các đại diện lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương, chính quyền một số tỉnh, thành phố, đại diện các doanh nghiệp công nghệ, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, các chuyên gia, nhà khoa học, những người hành nghề luật, đại diện một số tổ chức xã hội có mặt tại Hội thảo.
Kết thúc Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng cũng như đưa ra một số chỉ đạo về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh lãnh đạo ngành đã có những chuyên đề, chuyên sâu, qua đó Thủ tướng đề nghị sớm đề xuất với Chính phủ, Quốc hội một số việc rất quan trọng.
Việt Nam chúng ta đứng trước những cơ hội rất lớn để khát vọng xây dựng cuộc cách mạng, xây dựng quốc gia hùng cường, với hệ thống công nghệ cốt lõi. Các nguồn tăng trưởng của nước ta hiện nay với sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư những khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, một số thương hiệu đã có bước tăng trưởng ngoạn mục và trở nên nổi tiếng như Viettel, Vin Group…
Trình độ khoa học của nước ta có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo đánh giá nền kinh tế thế giới, năm 2018 Việt Nam xếp thứ hạng thấp số 62/140 quốc gia về năng lực trong mặt sáng tạo, 101//140 về độ tinh vi hàm lượng giá trị kinh doanh.
Những công nghệ tiên tiến trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này có thể ứng dụng được thực thi thể chế pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật. Xử lý các vấn đề pháp luật cần vượt qua những tư duy truyền thống, cơ chế pháp luật cũng cần thoáng mở và sáng tạo.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ Tư Pháp cần tập trung nghiên cứu những vấn đề đặt ra, sớm hình thành ý tưởng chiến lược, xây dựng pháp luật Việt Nam trong thời gian tới.
Hội thảo nhằm nhận diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; xác định nhu cầu và đề xuất các định hướng lớn trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời ứng phó những mặt trái do cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại.
Với thông điệp “Chung tay xây dựng chính sách, pháp luật trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Hội thảo tiếp tục khẳng định cam kết, đồng hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc tối đa cho doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thông qua việc khai thác, tận dụng triệt để những thành tựu mà khoa học, công nghệ mang lại.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật được lắng nghe, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up) để nhận diện đầy đủ về nhu cầu xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, từ đó có những định hướng và giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để tạo khung khổ pháp lý đồng bộ thuận lợi nhằm khai thác cơ hội cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại, đồng thời hạn chế, kiểm soát những tác động tiêu cực phát sinh.
Theo nguoiduatin.vn
Nguồn bài viết: https://www.nguoiduatin.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-chi-dao-hoan-thien-he-thong-phap-luat-viet-nam-a439135.html
Link nội dung: https://phaply.net.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-chi-dao-hoan-thien-he-thong-phap-luat-viet-nam-a209710.html