Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo hiểm y tế (BHYT) có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Trong đó “nổi cộm” là trình trạng chậm đóng, trốn đóng, chây ỳ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động ngày càng gia tăng xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước với số nợ ngày càng lớn. Để xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật và bảo hiểm cho rằng, cần phải xử lý hình sự nhằm 'răn đe', quyết tâm thu hồi nợ đọng chi trả kịp thời chế độ, quyền lợi cho người lao động.
Vi phạm pháp luật về BHXH gia tăng
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Trần Văn Dũng, trong những năm gần đây, thực trạng các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp có chiều hướng gia tăng, phổ biến. Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người tham gia bảo hiểm mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đặc biệt trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, tình hình vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và có xu thế tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả trực tiếp đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh, an toàn của người dân", ông Dũng cho biết.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, từ năm 2013 đến năm 2015, tổng số nợ BHXH tăng từ 6.257 tỷ đồng lên 7.061 tỷ đồng. Đến năm 2017, số nợ BHXH có giảm, nhưng vẫn ở mức 5.737 tỷ đồng.
Trong đó, số nợ khó thu hồi là 1.667 tỷ đồng; số nợ không thể thu hồi là 476 tỷ đồng. Nguyên nhân cho các khoản nợ này là do các doanh nghiệp đã và đang giải thể, phá sản, có chủ là người nước ngoài bỏ trốn. Đánh giá về hệ luỵ của các hành vi vi phạm đóng bảo hiểm, ông Hiểu cho rằng tình trạng doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không chỉ làm cho người lao động không được thụ hưởng các chế độ bảo hiểm, mà còn khiến cho người lao động mất niềm tin vào doanh nghiệp, không muốn cống hiến, gắn bó lâu dài, ảnh hưởng đến năng suất lao động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với chủ doanh nghiệp, phát sinh tình trạng ngừng việc tập thể, đình công tự phát gây bất ổn xã hội; không tạo được niềm tin để thúc đẩy, khuyến khích người lao động tích cực tham gia bảo hiểm.
Từ thực tiễn quá trình thanh tra, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) cho biết loại tội phạm về bảo hiểm ngày càng có dấu hiệu gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài các hành vi né tránh nghĩa vụ trích nộp bảo hiểm, nợ quỹ BHXH tái diễn, còn phát sinh nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật khác với tính chất tinh vi hơn. Đã đến lúc chúng ta cần có các giải pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm đúng thời gian, trình tự, thủ tục, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi cho người lao động.
"Để làm được điều này cần dựa trên các dấu hiệu phạm tội cụ thể, phải có đủ các bằng chứng tội phạm trong lĩnh vực này cùng các chứng cứ khác để xác định trách nhiệm hình sự. Theo đó, hình thức của chứng cứ sẽ gồm: Vật chứng; tài liệu giấy tờ; lời khai người làm chứng; lời khai của bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản khám xét, khám nghiệm,...", ông Hùng cho biết.
Hoàn thiện, sung quy định về xử lý hình sự những hành vi vi phạm
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, những con số nợ bảo hiểm cho thấy tình hình vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nhiều vụ vi phạm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS.
Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Trần Văn Dũng cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, BLHS có hiệu lực sẽ ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng vi phạm chính sách bảo hiểm, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững của xã hội.
Thông tin về những dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực bảo hiểm, ông Hồ Quang Hùng, Cục Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) cho rằng, việc quy định các tội danh này là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý trong xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm.
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, những con số nợ bảo hiểm cho thấy tình hình vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nhiều vụ vi phạm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS.
Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Trần Văn Dũng cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, BLHS có hiệu lực sẽ ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng vi phạm chính sách bảo hiểm, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững của xã hội.
Thông tin về những dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực bảo hiểm, ông Hồ Quang Hùng, Cục Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) cho rằng, việc quy định các tội danh này là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý trong xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm.
Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 được bổ sung nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, gồm: Tội gian lận BHXH, BHYT, BHTN và Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tuy nhiên đến nay, quy định này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng như chưa có văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm về BHXH, BHYT sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tại hội thảo khoa học 'Các giải pháp triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN' do BHXH Việt Nam vừa mới tổ chức, TS. Nguyễn Chí Công, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng, để các quy định nêu trên của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng thống nhất, đúng pháp luật trong thực tiễn thì cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Mặt khác, cần có hướng dẫn để thống nhất cách hiểu đối với một số khái niệm, tình tiết trong các điều luật như gian lận BHXH, BHYT, BHTN; trốn đóng BHXH, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt; có tính chất chuyên nghiệp. Đồng thời làm rõ một số vấn đề trong các quy định về Tội gian lận BHXH, BHTN; Tội gian lận BHYT; Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Cùng với đó là xác định thời điểm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội về BHXH, BHYT, BHTN.
Về những dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, tại hội thảo, ông Hồ Quang Hùng, Cục Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) cho rằng, việc quy định các tội danh này là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý trong xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN và hành vi vi phạm quyền thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Ông Hùng đưa ra một số kiến nghị như: Bộ Công an cần chủ động phối hợp hoặc phối hợp tích cực khi có yêu cầu với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao và BHXH Việt Nam sớm ban hành thông tư hướng dẫn áp dụng các điều luật quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN và việc xử lý pháp nhân thương mại phạm tội trong lĩnh vực này, để bảo đảm nhận thức thống nhất trong xử lý đối với nhóm tội phạm này.
Bên cạnh 3 tội danh đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, cần bổ sung quy định về xử lý hình sự đối với những hành vi phạm tội khác liên quan đến quản lý và thực hiện BHXH, BHYT, BHTN, thay vì vẫn cần viện dẫn các điều luật khác trong Bộ luật Hình sự để xử lý như hiện nay cần ban hành nghị định riêng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, từ đó tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho phép xử lý hiệu quả các hành vi phạm tội về BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra về đóng BHXH, BHYT, BHTN. Kết quả của việc thực hiện quy định pháp luật về thanh tra và xử phạt hành chính về đóng BHXH, BHYT, BHTN sẽ tạo cơ sở cho việc xử lý hình sự các tội phạm trong lĩnh vực này theo đúng quy định.
Công khai, kiên quyết xử lý “răn đe” các doanh nghiệp vi phạm
Đồng quan điểm, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo, xem xét, khởi tố một số vụ án về BHXH, BHYT, BHTN nhằm tạo sức răn đe, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật; ban hành hướng dẫn công đoàn các cấp trong kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN cho đoàn viên công đoàn, người lao động để họ biết, hiểu, chủ động phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; tích cực phối hợp, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN...
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cũng cần đẩy mạnh các biện pháp thực hiện công tác thu nợ, tập trung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị nợ BHXH với thời gian kéo dài, số nợ lớn.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp nợ BHXH cần phải thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; cảnh báo, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm.
Đồng thuận quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm thiểm nợ đọng, các đại biểu đã thống nhất cao quan điểm của BHXH Việt Nam là trước khi xử lý hình sự các vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN, BHXH Việt Nam tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ chủ động như đẩy mạnh các biện pháp thực hiện công tác thu, thu nợ; tập trung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị nợ BHXH với thời gian kéo dài, số nợ lớn; thông tin rộng rãi tình hình nợ BHXH của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường tuyên truyền về các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT được hình sự hoá tại Bộ luật Hình sự… nhằm tăng tính cảnh báo, răn đe với các vi phạm.
BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm 4 tội danh liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm gồm: Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp (Điều 214); Tội gian lận BHYT (Điều 215); Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động (Điều 216).
PV
Link nội dung: https://phaply.net.vn/can-co-giai-phap-de-xu-ly-hinh-su-doi-voi-doanh-nghiep-vi-pham-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-bhxh-a202432.html