Con tàu nào chở du lịch Việt Nam vươn khơi?

Nhờ có sự vào cuộc của các nhà đầu tư chiến lược, du lịch Việt Nam những năm gần đây đã chứng kiến những “cú” chuyển mình ngoạn mục của các vùng đất “ngủ quên” trên “mỏ vàng”. Và cũng nhờ đó, ngành du lịch có cơ hội bước đến “thời hoàng kim” rực rỡ nhất từ trước đến nay.

Sa Pa – những con số trong mơ

Nhiều năm qua, “Nóc nhà Đông Dương” được xem là sức hút lớn nhất của Sa Pa với du khách. Nhưng thực tế, rất ít du khách đủ sức khỏe chinh phục đỉnh cao này. Thành ra, đến Sa Pa, nếu không leo Fansipan, khách du lịch cũng chỉ lang thang ngắm cảnh, thưởng thức không khí trong trẻo, đi chợ tình, mua vài món đặc sản Tây Bắc rồi về. Du lịch Sa Pa không giữ chân họ lâu được.

2.1

Khi cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới do Tập đoàn Sun Group đầu tư đi vào hoạt động tháng 2/2016, Sa Pa bắt đầu “thay da đổi thịt”. Nói như ông Phạm Tất Thành, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai, thì: “Từ khi có thêm hệ thống cáp treo Fansipan trong khu du lịch Sun World Fansipan Legend, du lịch Sa Pa thực sự “thức tỉnh”, thoát khỏi hình ảnh “lặng lẽ” như trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thành Long”.

Cáp treo đã góp phần mang đến cho du lịch Lào Cai 2,7 triệu lượt khách năm 2016, doanh thu kỷ lục ở mức 6.405 tỷ đồng. Một năm sau đó, năm 2017, lượng khách đến Lào Cai tăng lên hơn 3,5 triệu lượt, doanh thu đạt 9.443 tỷ đồng, đạt 121% kế hoạch năm, tăng 47,4% so với năm 2016. Riêng Sa Pa thu hút tới 2,5 triệu lượt khách, tăng 60% so với năm 2016. 6 tháng đầu năm 2018, lượng khách đến Sa Pa đã đạt hơn 1,4 triệu lượt, bằng cả năm 2014. Sa Pa, Lào Cai từng bước khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn nhất Tây Bắc.

2.2

Quảng Ninh – sức bật từ du lịch giải trí

Năm 2015, Quảng Ninh đón hơn 7,7 triệu lượt khách, doanh thu chỉ đạt 6.548 tỷ đồng. Vậy mà chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, Quảng Ninh đã đón 7,5 triệu lượt du khách, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 12.000 tỷ đồng.

Đòn bẩy nào đưa du lịch Hạ Long “tăng tốc”? Câu trả lời nằm ở sự ra đời của những loại hình vui chơi giải trí hiện đại, trong đó có tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex của Sun Group.

2.3

Sun World Halong Complex với Cáp treo Nữ hoàng, Vòng quay Mặt trời, công viên chủ đề Dragon Park, công viên nước Typhoon Park đã đưa Hạ Long trở thành điểm đến hấp dẫn top đầu miền Bắc. Những tháng hè, công suất phòng khách sạn gần công viên luôn đạt từ 90% - 100%. Thay vì đến Hạ Long chỉ 2 ngày như trước, hiện du khách đã chọn ở lại đây lâu hơn.

“Phải khẳng định rằng các dịch vụ vui chơi giải trí đẳng cấp của Sun Group đã tạo sức hấp dẫn mới cho du lịch Quảng Ninh”, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám Đốc Sở Du lịch Quảng Ninh nói.

“Con tàu” nào chở du lịch vươn khơi?

Sự chuyển mình ngoạn mục của các điểm đến đã góp phần đưa du lịch Việt Nam tỏa sáng ấn tượng thời gian gần đây. Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ đón vỏn vẹn khoảng 4,2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 56 nghìn tỷ đồng thì 10 năm sau, Việt Nam là một trong 10 quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, với 13 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 500 nghìn tỷ đồng. Nói đây là “thời hoàng kim” của du lịch Việt có lẽ không quá.

2.4

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lễ trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2018 mới đây đã vinh danh 5 doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam: Sun Group, Vingroup, Thiên Minh, FLC, Mường Thanh. Phát biểu sau sự kiện này, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, khẳng định: “Trong vòng 6-7 năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước tiến dài cả về thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở dịch vụ, quảng bá xúc tiến, phát triển sản phẩm và đề xuất những cơ chế chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Trong những thành tựu đó, chúng ta có thể thấy một điểm rất nổi bật, đó là các dự án, sản phẩm du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao và có sức hấp dẫn đã thu hút các nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp du lịch hàng đầu đầu tư. Những dự án này góp phần tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú của du lịch Việt Nam, tạo ra những sản phẩm du lịch mới có đẳng cấp và từng bước định hình thương hiệu và sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam nói chung”.

Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng cho rằng, các nhà đầu tư chiến lược đã dẫn dắt được cuộc chơi, đưa ra thông điệp mạnh mẽ cho một điểm đến, làm thay đổi diện mạo, cục diện của một khu vực. “Ví dụ, chúng ta thấy rằng, ở Hạ Long, sau khi các dự án của Sun Group được đầu tư vào khu vực Bãi Cháy, không những tạo ra sự sôi động ở khu vực này mà còn có tác động lan tỏa, làm công suất của tất cả các khách sạn ở khu vực đó đều tăng lên, giá phòng cũng tăng lên, kích thích vào sản xuất và lưu thông hàng hóa, các nhà hàng, những cửa hàng mua bán, ăn uống của cộng đồng dân cư, từ người lái xe ôm, người bán hàng rong… đều được hưởng lợi từ tác động đó” – ông Tuấn nói thêm.

2.5

Đồng tình với đánh giá này, ông Lê Công Năng, Trưởng phòng Tiếp thị và Truyền thông công ty du lịch Vietrantour nhấn mạnh: “Việc các tập đoàn lớn đầu tư hạ tầng nghỉ dưỡng và giải trí tại các khu vực du lịch trọng điểm như Sa Pa, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng… đã giúp các doanh nghiệp lữ hành có thêm lựa chọn khi xây dựng tour, nâng cao chất lượng dịch vụ, hấp dẫn du khách đến các điểm này”. “Hệ thống công trình của các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là của Sun Group đều có quy mô lớn, chất lượng cao và tạo sự khác biệt. Điều này làm cho năng lực, sức hấp dẫn của điểm đến tăng lên nhanh chóng, thu hút đông du khách đặt tour” – ông Năng cho hay.

2.6 2.7

Để đưa du lịch Việt trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, còn cả một con đường dài phía trước. Tuy nhiên, khi có sự chung tay của các nhà đầu tư chiến lược, tin rằng, con tàu du lịch Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn khơi./.

Hà Tâm

Link nội dung: https://phaply.net.vn/con-tau-nao-cho-du-lich-viet-nam-vuon-khoi-a196379.html