15 tội danh mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế (Kỳ 2)

(Pháp lý) - Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018 đã bổ sung thêm 15 tội danh mớithuộc nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Pháp lý kỳ phát hành tháng 12/2017 đã giới thiệu tới độc giả những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của 05 tội danh, gồm: Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tội vi phạm quy định về cạnh tranh; Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Kỳ này, Pháp lýxin giới thiệu tiếp tới độc giả những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của 10 tội danh còn lại để độc giả (đặc biệt là những người hoạt động kinh doanh) nắm vững pháp luật, tuân thủ pháp luật để kinh doanh an toàn.

Vi phạm quy định về đấu thầu có thể bị phạt tù tới 20 năm

Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng như sau: 1.Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;b) Thông thầu;c) Gian lận trong đấu thầu;d) Cản trở hoạt động đấu thầu;đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;g) Chuyển nhượng thầu trái phép.2.Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:a) Vì vụ lợi;b) Có tổ chức;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.3.Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này:

Về chủ thể là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khách thể: xâm phạm quy định về đấu thầu, gây ảnh hưởng tới trật tự quản lý kinh tế.Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

Mặt khách quan là các hành vi sau: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;Thông thầu;Gian lận trong đấu thầu;Cản trở hoạt động đấu thầu;Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;Chuyển nhượng thầu trái phép.Hậu quả: gây thiệt hại tài sản.

Từ 1/1/2018, nhiều vi phạm trong đấu thầu bị xử lý hình sự (ảnh minh họa, nguồn: internet)
Từ 1/1/2018, nhiều vi phạm trong đấu thầu bị xử lý hình sự (ảnh minh họa, nguồn: internet))

Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng

Theo quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật Xây dựng; b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật Xây dựng; c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng; d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này:

Về mặt khách thể: tội phạm này xâm phạm đến sự an toàn về xây dựng mà cụ thể là sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình... hoặc trong các lĩnh vực khác. Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong việc khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình… trong lĩnh vực xây dựng. Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Về mặt khách quan: Người phạm tội quy định về xây dựng có thể thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng; b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng; c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng; d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này; nếu hành vi vi phạm các quy định về xây dựng mà chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.

 

Từ 2018, vi phạm trong đầu tư công trình xây dựng bị xử phạt đến 1 tỉ đồng (ảnh minh họa, nguồn: internet)
Từ 2018, vi phạm trong đầu tư công trình xây dựng bị xử phạt đến 1 tỉ đồng (ảnh minh họa, nguồn: internet))

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Tội danh trên được quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó:1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này có thể bị phạt tiền tới 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; hoặc bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Chủ thể của tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan: Là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.Là pháp nhân thương mại theo quy định của Luật Dân sự. Khách thể của tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan: Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế đồng thời xâm phạm đến sự bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, điện ảnh, … các quyền liên quan đến quyền tác giả.

Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan: Hành vi: cố ý xâm phạm quyền tác giả như sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan: Lỗi cố ý, người phạm tội cố ý thực hiện hành vi, nhận thức được hành vi của mình.Mục đích: thu lợi bất chính.

Sách lậu là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm bản quyền phổ biến nhất tại Việt Nam (ảnh minh họa, nguồn: internet)
Sách lậu là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm bản quyền phổ biến nhất tại Việt Nam (ảnh minh họa, nguồn: internet))

Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội danh này như sau: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư; b) Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230) là một trong 15 tội danh mới thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (ảnh minh họa, nguồn: internet)
Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230) là một trong 15 tội danh mới thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (ảnh minh họa, nguồn: internet))

Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng

Tội danh trên được quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó:1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.2.Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:a) Vì vụ lợi;b) Có tổ chức;c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.3.Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Chủ thể của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện công việc kế toán. Khách thể của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Xâm phạm quy định của nhà nước về kế toán. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Lỗi cố ý trực tiếp.

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi sau:Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.Hậu quả: gây thiệt hại tài sản

Từ 1/1/2018, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọngcó thể bị ngồi tù đến 20 năm (ảnh minh họa)
Từ 1/1/2018, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọngcó thể bị ngồi tù đến 20 năm (ảnh minh họa))

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tù tới 7 năm và bị phạt tiền tới 7 tỷ đồng

Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:1.Thực hiện một trong các hành vi sau chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;đ) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Ngoài ra, khoản 5 của điều luật còn quy định pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này có thể bị phạt tiền đến 7.000.000.000 đồng.

Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm: Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch; Người từ đủ 16 tuổi trở lên; Pháp nhân.

Ba tội danh hình sự mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, y tế

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Tội danh trên được quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, điều luật quy định: Người nào thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc gây thiệt hại thì chịu các hình phạt sau:1. Thực hiện một trong các hành vi sau, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Gian lận bảo hiểm y tế có thể bị phạt tù đến 10 năm

Được quy định tại Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, điều luật quy định:Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế hoặc gây thiệt hại: a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định thì chịu hình phạt sau:1. Phạm tội chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt tới 3 tỷ đồng

Tội danh trên được quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó,ngườinào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ thì chịu các hình phạt sau: 1. Phạm tội không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 đã bổ sung 03 tội danh hoàn toàn mới liên quan tới vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, y tế
Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 đã bổ sung 03 tội danh hoàn toàn mới liên quan tới vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, y tế)

Ba tội danh trong lĩnh vực chứng khoán

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được quy định tại Điều 209 Bộ luật Hình sự 2015: 1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Có tổ chức; Thu lợi bất chính lớn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; và tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Điều 210 Bộ luật Hình sự 2015: 1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó thu lợi bất chính lớn, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; Gây hậu quả nghiêm trọng; và tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội thao túng giá chứng khoánđược quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Thu lợi bất chính lớn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 Từ 2018, tội thao túng giá chứng khoán có thể bị phạt tù đến 3 năm theo Bộ luật Hình sự 2015 (ảnh minh họa, nguồn: internet)
Từ 2018, tội thao túng giá chứng khoán có thể bị phạt tù đến 3 năm theo Bộ luật Hình sự 2015 (ảnh minh họa, nguồn: internet))
Điểm chung của 3 tội danh thuộc lĩnh vực đầu tư

Đối với cả 3 lĩnh vực đầu tư công; đấu thầu; đầu tư xây dựng công trình, có những điểm chung sau: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp: Vì vụ lợi; Có tổ chức; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt (riêng lĩnh vực đấu thầu có thêm trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn), gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm; Phạm tội gây thiệt hại 01 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm; Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Nhiều hình phạt dành cho pháp nhân

Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là nội dung mới trong trong Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, vì pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự là vấn đề hoàn toàn mới nên Bộ luật Hình sự 2015 mới quy định: Pháp nhân thương mại nào phạm các tội về kinh tế và môi trường thì phải chịu trách nhiệm hình sự (nhân danh pháp nhân; vì lợi ích của pháp nhân; có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân).

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, thì các hình phạt dành cho pháp nhân bao gồm: phạt tiền (được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung); tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn (hoặc vĩnh viễn); đình chỉ hoạt động có thời hạn (hoặc vĩnh viễn).

Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như công khai bản án, quyết định của tòa án; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn... Chưa kể, nếu pháp nhân phạm tội, tòa án cũng có thể quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp tư pháp như buộc bồi thường thiệt hại; buộc khôi phục tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh…

 

PV

Link nội dung: https://phaply.net.vn/15-toi-danh-moi-trong-linh-vuc-quan-ly-kinh-te-a191321.html