Quyền lực bí ẩn của cựu Giám đốc FBI James Comey

Việc ông J. Edgar Hoover lạm dụng quyền lực khi làm Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã khiến Quốc hội và Bộ Tư pháp Mỹ phải đưa ra những biện pháp giám sát mới đối với cơ quan bí mật và quyền lực nhất này.

James Comey- cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI)
James Comey- cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI))

Khi Quốc hội kết thúc việc điều tra vai trò của ông James Comey trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, thì những biện pháp bảo vệ này có thể đã đến lúc phải được nâng cấp.

Đánh đố

Trong vụ điều tra thư điện tử của bà Hillary Clinton đang gây quan ngại, ông Comey tự cho mình là một nhà điều tra, thẩm phán và bồi thẩm đoàn, phá vỡ các mắt xích điều hành của Bộ Tư pháp. Ông công khai khẳng định việc điều tra, vi phạm các nguyên tắc của bộ này, tuyên bố sẽ không đề xuất việc truy tố bà Clinton, ngay cả khi ông công khai chỉ trích mạnh mẽ bà - một sự lạm dụng bất thường quyền phát ngôn của ông. Rồi ông khơi lại vụ việc chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử.

Kết quả một cuộc thăm dò của Ủy ban Tư pháp Thượng viện mới đây cho thấy cuộc điều tra của ông Comey là một sự đánh đố. Ông viết một tuyên bố dự thảo miễn tội cho bà Clinton vào tháng 5, rất lâu trước khi thẩm vấn bà và các nhân viên của bà. Điều này ít ra cuối cùng cũng giải thích được bản chất không rõ ràng của cuộc điều tra. Ông Comey có thể cũng đã giả mạo một vụ điều tra về những mối quan hệ được cho là giữa Tổng thống Donald Trump với Nga.

Ngày 5/9, cuộc điều tra của Ủy ban Tình báo Hạ viện đã lộ các thông tin rằng cơ quan này đã đề nghị truy tố FBI và Bộ Tư pháp về những thông tin liên quan đến bộ hồ sơ tai tiếng của ông Trump. Hồ sơ đó, có những cáo buộc dường như đã bị làm giả, được đặt hàng bởi công ty nghiên cứu Fusion GPS của phe đối lập và sau đó được một cựu điệp viên người Anh tên là Christopher Steele thực hiện.

Có một cách để giải thích là các tài liệu này có thể cho thấy FBI đóng một vai trò trung tâm trong việc dựng lên hồ sơ giả mạo về ông Trump. Đến nay, vẫn chưa xác định được ai đã thuê Fusion GPS thu thập những thông tin bẩn thỉu đó.

Đầu năm nay, tờ New York Times đã trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho rằng một đại gia phản đối ông Trump đã thuê Fusion đào bới các giao dịch kinh doanh của ông Trump, nhưng hợp đồng này sau đó đã được một nhóm đồng minh với bà Clinton tiếp quản. Đó là khi Fusion chuyển trọng tâm điều tra sang mối quan hệ với Nga và thuê ông Steele.

“Người bạn” đáng ngờ

Câu hỏi đặt ra là FBI đã tham gia vào hành động đó khi nào. Tờ Bưu điện Washington hồi tháng 2 cho biết ông Steele "là người quen" của FBI, vì ông ta từng làm việc cho Cục điều tra trước đây. Tờ báo cho biết ông Steele đã liên hệ với một "người bạn" của FBI về công việc của ông Trump từ tháng 7/2016. Thậm chí tờ báo cũng cho biết ông Steele "đã đạt được thỏa thuận với FBI vài tuần trước bầu cử về việc Cục điều tra sẽ trả thù lao cho ông ta để tiếp tục công việc của mình”.

Vậy ai là bạn của ông Steele tại FBI? Cục điều tra có gây ảnh hưởng tới đường hướng hồ sơ của vụ ông Trump không? Liệu cơ quan này có hỗ trợ vật chất cho ông Steele ngay từ đầu hay không? Vấn đề thời điểm là quan trọng vì nó có thể trả lời câu hỏi tại sao FBI muốn bộ hồ sơ đó. Chỉ có thể nghĩ là: đó là các giấy phép.

FBI có thể có một động lực thực sự để ủng hộ nỗ lực của ông Steele, thậm chí còn có thể biện minh cho điều không hợp lý: Phối hợp với một hãng nghiên cứu của đảng đối lập và một cựu điệp viên để sắp đặt một hồ sơ mượn tay Kremlin chọc phá nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Sự dính dáng của ông Comey dường như bắt nguồn từ sự quá tự tin rằng mình là đúng. Và đã quá muộn để các nhà điều tra quốc hội tìm hiểu rõ ông Comey đã lạm dụng quyền lực như thế nào…

Theo Bao Phapluat

Link nội dung: https://phaply.net.vn/quyen-luc-bi-an-cua-cuu-giam-doc-fbi-james-comey-a183718.html