(Pháp lý) - Đoàn đại biểu từ Hội chuyên ngành Bất động sản của người Việt Nam tại Hoa Kỳ (VNARP) vừa tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các sản phẩm của Tập đoàn FLC.
Buổi làm việc giữa VNARP và FLC diễn ra ngày 7/3, tại trụ sở Tập đoàn FLC, với sự tham dự của ông Ron Gonzales, cựu Thị trường vùng San Jose, cùng hơn 30 thành viên trong đoàn; bà Dương Kim Dung, chuyên gia đối ngoại của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA); ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC; và bà Nguyễn Quỳnh Mai, Trưởng ban Kinh doanh chiến lược của Tập đoàn.
[caption id="attachment_161749" align="aligncenter" width="575"] Với tinh thần làm việc cởi mở, các thành viên của VNARP tỏ ra đặc biệt ấn tượng với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mà Tập đoàn FLC đang triển khai.[/caption]
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Quỳnh Mai đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn FLC. Các thành viên của VNARP tỏ ra đặc biệt ấn tượng với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mà Tập đoàn FLC đang triển khai.
Ông David Tran, một Việt kiều sống tại bang California, chia sẻ ông đã đến chơi golf ở sân golf FLC Quy Nhơn và rất ấn tượng với vẻ đẹp và sự sắp xếp các hố golf ở đây. Ông cũng hỏi về điều kiện để người nước ngoài mua bất động sản của FLC.
Một đại diện khác của VNARP đặt những câu hỏi cho đại diện FLC về những chính sách khuyến khích dòng vốn nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam nói chung và các sản phẩm của FLC nói riêng.
Bà Nguyễn Quỳnh Mai cho biết, Chính phủ Việt Nam đang áp dụng nhiều chính sách mở đường cho vốn ngoại vào lĩnh vực này. Về phần mình, FLC sẽ hỗ trợ pháp lý cho các nhà đầu tư quốc tế mong muốn đầu tư mua các sản phẩm của FLC.
[caption id="attachment_161750" align="aligncenter" width="593"] Ông Ron Gonzales, cựu Thị trường vùng San Jose.[/caption]
Bà Mai cũng cho biết FLC đang tích cực tiếp thị các sản phẩm của mình tại nước ngoài thông qua các chuyến khảo sát. Hiện Tập đoàn đã ký kết hợp tác truyền thông với một số công ty tại châu Á và đang tìm kiếm đối tác tại các thị trường khác.
FLC hiện đã tiếp thị các dự án tại Singapore, nơi được xem là trung tâm tài chính của Đông Nam Á. Các sản phẩm của FLC cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng từ Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc.
Cho biết mỗi dự án nghỉ dưỡng của FLC đều có tính đặc trưng riêng và đem lại những tiện ích cao cấp cho khách hàng, bà Mai nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn trở thành người đi đầu trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng và có thể đáp ứng được mọi nhu cầu đầu tư của khách hàng”.
So sánh thực tế kinh doanh bất động sản ở hai nước, một đại biểu khác của VNARP nói rằng ngành ngân hàng Mỹ là trụ đỡ cho ngành bất động sản, các nhà băng Mỹ rất sẵn sàng cho vay mua nhà cửa bởi họ coi bất động sản là một trong những kênh đầu tư an toàn nhất. Trong khi đó, các ngân hàng ở Việt Nam rất ngại cấp tiền cho các dự án bất động sản hoặc điều kiện cho vay rất khó khăn.
Cho biết mỗi dự án nghỉ dưỡng của FLC đều có tính đặc trưng riêng và đem lại những tiện ích cao cấp cho khách hàng, bà Mai nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn trở thành người đi đầu trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng và có thể đáp ứng được mọi nhu cầu đầu tư của khách hàng”. So sánh thực tế kinh doanh bất động sản ở hai nước, một đại biểu khác của VNARP nói rằng ngành ngân hàng Mỹ là trụ đỡ cho ngành bất động sản, các nhà băng Mỹ rất sẵn sàng cho vay mua nhà cửa bởi họ coi bất động sản là một trong những kênh đầu tư an toàn nhất. Trong khi đó, các ngân hàng ở Việt Nam rất ngại cấp tiền cho các dự án bất động sản hoặc điều kiện cho vay rất khó khăn.
Lý giải về thực tế này, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, cho rằng các nhà băng và các nhà phát triển bất động sản ở Mỹ có lòng tin lẫn nhau cao và được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật chặt chẽ. Còn ở Việt Nam, hệ thống pháp lý vẫn đang hoàn thiện và nhiều chủ đầu tư “vẽ” ra dự án để đi vay hoặc không dùng tiền vay được để triển khai. Trong thời kỳ thị trường đi xuống, nhiều dự án bị treo hoặc bị bỏ hoang, nên lòng tin của ngân hàng vào các chủ đầu tư suy giảm và bất động sản này trở thành ngành có rủi ro cao.
[caption id="attachment_161751" align="aligncenter" width="611"] Tại buổi làm việc, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC khẳng định, FLC có thể tiến hành được nhiều dự án cùng lúc là nhờ vào uy tín của mình.[/caption]
“Hiện nay ở Việt Nam, uy tín của chủ đầu tư là một trong những tài sản giá trị nhất và tác động tới quyết định của người mua nhà. Điều này lý giải vì sao Vingroup, FLC và Sungroup dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và có thể ‘ra hàng’ nhiều hơn các chủ đầu tư khác”, ông Thắng nói thêm. “Sở dĩ FLC có thể tiến hành được nhiều dự án cùng lúc là nhờ vào uy tín của mình, sự cam kết mạnh mẽ về tiến độ và chất lượng với khách hàng và sự hỗ trợ của các ngân hàng trong nước”, ông Thắng nhấn mạnh.
Nói về triển vọng trong thời gian tới, ông Thắng cho biết, khoảng một thập kỷ trước thị trường bất động sản Việt Nam biến động rất mạnh, khoảng cách từ đỉnh đến đáy chu kỳ rất ngắn. Còn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực, cùng với đó là thu nhập của của người dân tăng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thị trường này.
[caption id="attachment_161752" align="aligncenter" width="574"] Đoàn đại biểu VNARP tại Hoa Kỳ chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tập đoàn FLC.[/caption]
“Tôi cho rằng thị trường bất động sản có khả năng đạt đỉnh vào năm 2017-2018. Nhưng với sự hỗ trợ từ tăng trưởng kinh tế, đỉnh của chu kỳ tăng trưởng sẽ ngắn lại và sau đó biến động cân bằng hơn trước”, ông Thắng nói.
Ông cũng cho biết, FLC đã tận dụng tốt được chu kỳ của thị trường khi thâu tóm các dự án với giá tốt khi thị trường về đáy năm 2009-2010, chờ thời cơ và triển khai mạnh mẽ các dự án từ năm 2014 để đạt được sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.
PV
Link nội dung: https://phaply.net.vn/hiep-hoi-bat-dong-san-nguoi-viet-tai-hoa-ky-tim-co-hoi-dau-tu-o-flc-a161748.html