Nhân quyền nào dành cho cái ác?

Trong buổi ra mắt cuốn sách "Thiện, Ác và Smartphone", tác giả Đặng Hoàng Giang đã có những chia sẻ thẳng thắn về những giá trị vô hình trên mãng xã hội.

Cuốn sách tập trung vào nhiều góc khuất đằng sau một loạt những sự kiện gây chú ý trên mạng khiến dư luận xã hội xôn xao. Ở đó là hai giáo viên mẫu giáo, hai anh em chủ một đại lý bia, một nữ danh ca, một dịch giả ngoài 80 tuổi, một nữ sinh viên 15 tuổi đã vội kết liễu đời mình, thậm chí cả câu chuyện của chính bản thân tác giả.

Tất cả tạo nên một làn sóng "văn hóa làm nhục công cộng", nhân danh chính nghĩa để hả hê cái tôi cá nhân. Thiện và ác cách nhau còn một sợi chỉ mỏng, người ta sẵn sàng dán mác đặt tên cho những kẻ yếu thế với cái bàn phím không đủ mạnh.

Theo những nghiên cứu của TS. Đặng Hoàng Giang về tâm lý con người thì mỗi bản thể cá nhân đều mang trong mình một hạt mầm tội ác. Xã hội hiện đại với những công cụ mới phát triển, đặc biệt là internet đã kích hoạt những hạt giống ấy phát triển và sinh sôi.

Cụ thể tác giả phân tích: “Công nghệ - sự tách biệt giữa mình và nạn nhân, sự ẩn danh làm chúng ta quên mất người kia là một con người và nó làm cho chúng ta không kiềm chế những yếu tố xấu xí trong mình”.

 Sau cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can ra mắt vào năm 2016, TS. Đặng Hoàng Giang được biết đến nhiều hơn với những bài viết sắc xảo phản biện những vấn đề nổi cộm của xã hội.
Sau cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can ra mắt vào năm 2016, TS. Đặng Hoàng Giang được biết đến nhiều hơn với những bài viết sắc xảo phản biện những vấn đề nổi cộm của xã hội.)

Những dân phòng mạng xuất hiện đại diện cho chính nghĩa mà họ theo đuổi, sẵn sàng mạt sát, hạ nhục ai dám đi ngược lại với ý kiến của mình. Chúng ta đang sống trong thời kỳ tự do ngôn luận công thêm sự ủng hộ của các phương tiện công nghệ hiện đại nên tiếng nói cá nhân được coi trọng hơn bao giờ hết.

Nhưng đôi khi vì muốn đổi lấy sự yên bình nên chính bản thân chúng ta lại tự tay đàn áp tiếng nói, quan điểm của bản thân, ngay cả tác giả cũng không phải là ngoại lệ

Thiện, Ác và Smartphone xuất hiện để giúp độc giả có thể cải thiện và thay đổi văn hóa tranh luận, giúp họ nhận thức được rõ ràng nguồn căn của cái ác dù đó không thể là việc một sớm một chiều.

 Chủ đề chính của buổi toạ đàm xoay quan những vấn đề gây tranh luận trên mạng xã hội thu hút được rất đông sự quan tâm của độc giả ở mọi lứa tuổi.
Chủ đề chính của buổi toạ đàm xoay quan những vấn đề gây tranh luận trên mạng xã hội thu hút được rất đông sự quan tâm của độc giả ở mọi lứa tuổi.)

Trong thời đại văn hóa tranh luận bị cảm xúc chi phối, cộng đồng mạng dễ có xu hướng đồng cảm mà quên đi trách nhiệm với những lời nói, những lời bình luận mình đã viết ra. Họ sẵn sàng hủy diệt nhân phẩm của một cá nhân, biến lý tưởng thành một tội ác và dễ thích thú với một ý nghĩa nhất định

TS. Trần Ngọc Hiếu – giảng viên khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội giải thích thêm về nguồn căn tội ác: “Vấn đề này xuất phát từ việc các cá nhân đang bị khủng hoảng niềm tin. Họ tưởng mình đang chiến đấu để làm sạch sẽ xã hội, đổ lỗi cho một nền giáo dục đầy lỗ hổng và quan trọng hơn niềm tin giữa người với người đang mất dần đi.

Những cuộc tấn công ảo xuất hiện với tần xuất ngày một dày đặc, sử dụng tri thức cộng đồng để phá hủy các hệ thống tư tưởng đang có. Tôi cho rằng đây là một thứ bạo lực còn kinh khủng hơn tra tấn về mặt thể xác, nó khiến chúng ta không còn được sống trong sự riêng tư."

TS. Đặng Hoàng Giang cũng đã lường trước được những dư luận trái chiều khi cuốn sách ra đời. Bởi lẽ những nhân vật được ông bảo vệ và nghiên cứu phân tích là những nhóm thiểu số bị xã hội hắt hủi.

Họ bị ghét bởi những hành động gây ra, họ có tội cần được xét xử dưới thượng tôn pháp luật nghiêm minh, nhưng họ cũng là con người và cũng có những lý do tâm tư, riêng biệt. Thiện, Ác và Smartphone đi sâu vào khía cạnh tâm lý, đọc để hiểu phần độc ác bên trong, khiến độc giả tự day dứt và từ đó đúc rút ra những suy nghĩ hợp lý trước mỗi hành vi của mình trên mạng.

Theo Zing

Link nội dung: https://phaply.net.vn/nhan-quyen-nao-danh-cho-cai-ac-a161686.html