Một câu hỏi được nhắc nhiều lần là liệu chúng ta đang chứng kiến sự tan rã dần dần của trật tự quốc tế sau Chiến tranh thế giới II, là trật tự bị chi phối bởi sức mạnh về kinh tế và quân sự của Mỹ.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Mỹ được nhắc đến như là một siêu cường thực sự duy nhất. Nền hòa bình kiểu Mỹ được cho là có thể thúc đẩy nền hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa và thương mại sẽ có thể liên kết các quốc gia lại với nhau. Mô hình kinh tế và chính trị của Mỹ, các thị trường hỗn hợp và giám sát chính phủ, sẽ được mô phỏng. Tiêu chuẩn sống cao hơn sẽ có thể thúc đẩy cho các thể chế và ý tưởng dân chủ.
Đối với sức mạnh quân sự, không có nước nào có thể qua mặt được Mỹ. Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990-1991 dường như đã minh chứng được điều này. Tất nhiên, lúc này đã xuất hiện vũ khí hạt nhân đáng sợ, nhưng chúng vẫn đang trong tầm kiểm soát an toàn. Một số ít quốc gia đã nắm trong tay vũ khí hạt nhân, và các kho vũ khí với quy mô lớn nhất, Mỹ và Nga, dường như giữ trạng thái trung lập với đồng thuận rằng tất cả các bên sẽ thiệt hại nếu trao đổi vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, rõ ràng, viễn cảnh đầy tính thuyết phục này không còn mô tả thế giới thực, như nó đã từng.
Các nền kinh tế trên thế giới đã phát triển chậm lại. Hầu hết các nước lớn – Mỹ, Trung Quốc, Đức - tăng trưởng đã giảm so với trước kia, gây ra sự suy thoái trên toàn cầu. Không có ngạc nhiên khi sự kết nối giả định giữa nền kinh tế thịnh vượng hơn và xu hướng chính trị dân chủ đã không thành hiện thực.
Sự vỡ mộng với nền dân chủ song hành với sự thất vọng về kinh tế. Toàn cầu hóa và thương mại đã bị mang tiếng xấu, bị buộc tội làm giảm tiền lương và việc làm của công nhân công nghiệp ở các quốc gia tiên tiến. Cùng với dân số già, chính phủ của các quốc gia này đang cam kết vượt quá khả năng của mình, chật vật để chi trả các trợ cấp phúc lợi tốn kém. Dư luận, ủng hộ việc củng cố các lý tưởng dân chủ, đã chuyển hướng sang chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa dân túy. Xuất hiện Brexit và Donald Trump.
Khái niệm về một siêu cường tồn tại duy nhất cũng đã trở nên mờ nhạt. Quyền lực chính là khả năng để đạt được (hoặc lấy được) những gì bạn muốn. Theo tiêu chuẩn này, Trung Quốc và Nga xếp hạng là những cường quốc quan trọng. Mỹ không thể có được tất cả mọi thứ mình muốn nếu chỉ đơn giản bằng cách cử quân đội đến các điểm nóng.
Sau Thế chiến II, Mỹ đã sẩy chân trong chiến lược toàn cầu. Mỹ đã có thể bảo vệ các nước đồng minh bằng vũ trang trong khi cũng hy vọng rằng hòa bình sẽ thúc đẩy các xã hội dân chủ, thịnh vượng, và ổn định. Sự hấp dẫn về chính trị và tâm lý cộng sản có thể bị chối từ. Mặc dù có nhiều trở ngại, chiến lược nói chung đã thành công. Châu Âu và Nhật Bản tái xây dựng; Liên Xô thất bại; chủ nghĩa cộng sản mất uy tín.
Mỹ được cho là đã tìm cách tác động lên trật tự quốc tế sau chiến tranh lạnh. Những gì chúng ta đã không thể lường trước được là phản ứng của các nước khác và sự phức tạp của lịch sử.
Trật tự quốc tế hiện đang ở một trạng thái thay đổi liên tục vì nhiều lý do. Bắt đầu với Trung Quốc và Nga, nhiều nước phẫn nộ với vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nhiều người dân Mỹ cũng đã mệt mỏi với chính quyền của mình. Các công nghệ mới (thương mại điện tử, chiến tranh mạng) tiếp tục phát huy sức mạnh và tầm ảnh hưởng.
Điều đặc biệt đó là các nhà lãnh đạo Mỹ đã đôi khi góp phần làm giảm sức mạnh của nước Mỹ. Thái độ không coi trọng lực lượng quân sự của Tổng thống Barack Obama được nhận thấy rất sâu sắc và có thể thấy rõ rằng việc sử dụng các khả năng chiến đấu của Mỹ thường bị giảm xuống bởi các nước đồng minh và cũng như kẻ thù, như ở Syria. Điều này có các hệ quả, như bài viết bình luận của Richard Cohen:
"Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, lãnh đạo Mỹ đã cho rằng điều cần thiết là duy trì hòa bình thế giới. Cho dù có thích hay không, nước Mỹ như một vị cảnh sát của thế giới. Không có cảnh sát nào khác có thể đánh bại. Bây giờ vị trí lãnh đạo đó đã không còn. Vì vậy, sẽ có hòa bình."
Trump có những nhận định riêng về việc làm suy giảm trật tự quốc tế. Ông đã chọn lĩnh vực thương mại. Ông đe dọa sẽ áp đặt thuế một cách cứng rắn lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico. Nếu những điều này gây ra một cuộc chiến thương mại, các tác động bất lợi cũng có thể gây ảnh hưởng đến lực lượng lao động và doanh nghiệp Mỹ. Chính sách bảo hộ thương mại đồng loạt lần cuối để kích thích nền kinh tế là vào những năm 1930; và thử nghiệm này đã không đem lại kết quả như mong đợi.
Có một vấn đề nổi cộm hơn ở đây. Trong cuốn sách mới nhất của mình, "Trật tự Thế giới", cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger lập luận rằng thế giới ở trong tình cảnh nguy hiểm nhất là khi trật tự quốc tế đang di chuyển từ hệ thống này sang một hệ thống khác.
"Các định chế biến mất, và sân chơi được mở ra cho những tuyên bố có khả năng bành trướng nhất và các diễn viên cứng rắn nhất," ông viết. "Các hỗn loạn sẽ tiếp diễn cho tới khi một hệ thống mới trật tự được thiết lập." Và đây là một lời cảnh báo.
Theo Danviet
Link nội dung: https://phaply.net.vn/trat-tu-the-gioi-moi-duoc-thiet-lap-nam-2017-a158989.html