Cấp dưới đứng bờ, còn ông Bá Thanh tụt dép… lội ruộng

Cấp dưới đứng trên bờ, còn ông thì tụt dép phăng phăng lội ruộng thăm lúa. Khách thì sợ sóng lớn, còn ông một mình nhảy lên thuyền để đến với dân nghèo. Câu chuyện Nguyễn Bá Thanh lo cho người nông dân thật lạ lùng…

Từ thời làm Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ, ông Nguyễn Bá Thanh đã không quản ngại xắn quần, xắn áo lội ruộng, kiểm tra đồng ruộng của nông dân và đưa ra những quyết sách để phát triển ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

[caption id="attachment_135459" align="aligncenter" width="410"]Ông Nguyễn Bá Thanh (đứng giữa) thời còn làm Giám đốc Sở NN Quảng Nam-Đà Nẵng rất quan tâm đến việc kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo nước tưới cho sản xuất. Ông Nguyễn Bá Thanh (đứng giữa) thời còn làm Giám đốc Sở NN Quảng Nam-Đà Nẵng rất quan tâm đến việc kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo nước tưới cho sản xuất.[/caption]

Con gà của làng cùi

Ông Thái Văn Quảng - người vừa làm Trưởng phòng Kỹ thuật vừa làm trợ lý cho ông Nguyễn Bá Thanh từ thời làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng, nay là Trưởng phòng Kỹ thuật của Sở NNPTNT thành phố Đà Nẵng - kể lại: “Từ Giám đốc Nông trường Quyết Thắng - nông trường trực thuộc Sở Nông nghiệp quản lý; cuối năm 1989, anh nhận công tác về làm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và đến năm 1993 thì anh lên làm Giám đốc Sở Nông nghiệp.

Lúc đó điều kiện sản xuất rất khó khăn, nhất là vấn đề thủy lợi, kênh mương hóa. Cuộc họp nào anh cũng đưa ra thảo luận, tìm kế sách để giải quyết cho bằng được thì thôi. Vấn đề lương thực cũng là điều nan giải vào thời điểm đó. Anh đã chỉ đạo đưa 3 vụ lúa vào sản xuất trong năm, rồi đưa cây ngô lai vào những vùng có điều kiện trồng trọt, đã giải quyết được vấn đề lương thực và thức ăn cho gia súc...”.

[caption id="attachment_135460" align="aligncenter" width="410"] Ông Nguyễn Bá Thanh (đứng thứ 4 từ phải qua) tham quan cánh đồng trồng ngô lai để tăng sản lượng lương thực và thức ăn chăn nuôi của nông dân Điện Bàn.
Ông Nguyễn Bá Thanh (đứng thứ 4 từ phải qua) tham quan cánh đồng trồng ngô lai để tăng sản lượng lương thực và thức ăn chăn nuôi của nông dân Điện Bàn.[/caption]

Ông Quang kể rằng, có một kỷ niệm khiến ông nhớ mãi, đó là khoảng tháng 11.1990, làng cùi ở Hải Vân (nay là làng Vân) dù chỉ có 58 hộ, diện tích sản xuất rất nhỏ nhưng không vì quá bận rộn với hàng ngàn hecta lúa, với hàng vạn nông dân của toàn tỉnh mà anh quên điều đó. Anh Thanh dẫn một tổ chức phi Chính phủ ra làng cùi để khảo sát, tìm hiểu.

[caption id="attachment_135461" align="aligncenter" width="410"] Ông Nguyễn Bá Thanh (ngồi ngoài cùng bên trái) chứng nhận buổi cấp phát hạn giống lúa, rau cho vùng sản xuất khó khăn ở Duy Xuyên, Tiên Phước của các tổ chức nước ngoài tài trợ.
Ông Nguyễn Bá Thanh (ngồi ngoài cùng bên trái) chứng nhận buổi cấp phát hạn giống lúa, rau cho vùng sản xuất khó khăn ở Duy Xuyên, Tiên Phước của các tổ chức nước ngoài tài trợ.[/caption]

Thời đó, việc đi ra làng Vân chủ yếu bằng thuyền, khi xuống thuyền sóng rất to, những người nước ngoài rất sợ, có người khuyên dừng chuyến đi nếu không sóng lớn sẽ rất nguy hiểm. Nhưng anh Thanh vẫn bỏ ngoài tai, một mình nhảy xuống thuyền. Thấy anh như thế, cả đoàn lục tục đi theo.

“Hơn một tiếng đồng hồ mới ra đến nơi, mình thấy mấy người bị cùi mình ngại, nhưng anh thì không. Anh vẫn uống nước, bắt tay bình thường. Sau đó, anh ra ngoài đồng, anh bỏ dép, lội ra tít ngoài ruộng lấy đất xem thế nào, xong rồi anh lên bờ xách dép đi” - ông Quang rơm rớm nước mắt kể tiếp: “Sau đó, anh Thanh về phê bình mình, nói “mi là kỹ sư, mà kỹ sư gì đứng trên bờ thế?”, từ góp ý đó tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều”.

Chính kết quả chuyến đi, người dân làng cùi đã được hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ đó. Quý mến nghĩa cử của anh Thanh, sau đó đại diện của làng cùi đã lặn lội xuống tới Sở NNPTNT để tặng anh… một con gà.

[caption id="attachment_135462" align="aligncenter" width="410"] Ông Thái Văn Quang - người vừa làm Trưởng phòng Kỹ thuật vừa làm trợ lý cho ông Nguyễn Bá Thanh từ thời làm PGĐ, rồi GĐ Sở Nông nghiệp, nay là Trưởng phòng Kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng.
Ông Thái Văn Quang - người vừa làm Trưởng phòng Kỹ thuật vừa làm trợ lý cho ông Nguyễn Bá Thanh từ thời làm PGĐ, rồi GĐ Sở Nông nghiệp, nay là Trưởng phòng Kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng.[/caption]

“Một tỉnh chỉ có một bầu trời”

“Trong công việc, anh Thanh chỉ đạo rất nghiêm khắc, quyết đoán, nhưng ngoài công việc ra thì giống như một người anh trong gia đình, anh em nào gặp khó khăn thì anh sẵn sàng giúp đỡ. Có anh em nào có vợ làm ở xa không có điều kiện chuyển về, thì anh gợi ý và giúp đỡ. Điều đó khiến anh em rất cảm động”.

Ông Nguyễn Tứ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản.

Ông Nguyễn Tứ - nguyên cán bộ Phòng Kế hoạch thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (nay là Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Sở NNPTNT TP.Đà Nẵng), một người cũng gắn bó lâu với ông Nguyễn Bá Thanh vào thời làm ở Sở NNPTNT - nói rằng: "Dấu ấn khiến chúng tôi nhớ mãi về anh, đó là khi anh về, thời vụ gieo cấy đông xuân, lịch không nhất quán giữa các địa phương.

Lúc đó có 3 lịch thời vụ, cánh Tây sớm hơn, cánh Bắc lệch hơn cánh phía Nam. Anh Thanh về tổ chức ngay một hội nghị toàn tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng chỉ đạo nhất quán, anh nói “Một tỉnh chỉ có một bầu trời, cần có một lịch thời vụ chung sản xuất”.

Khi đó huyện Thăng Bình có việc nông dân tùy tiện trồng cây, không nhất quán với nhau, anh về chỉ đạo phá bỏ hết. Sau đó, anh hỗ trợ giống mới khác để đồng loạt sản xuất. Từ quyết sách của anh đã giải quyết được vấn đề sâu bệnh, giống cây trồng phát triển hơn.

[caption id="attachment_135463" align="aligncenter" width="303"]Ông Nguyễn Tứ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng, nguyên cán bộ Phòng Kế hoạch thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Ông Nguyễn Tứ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng, nguyên cán bộ Phòng Kế hoạch thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.[/caption]

Dấu ấn thứ 2 là cải tạo đồng ruộng sông Cao Nhí ở Điện Minh, Điện Bàn - vốn là vùng đất ngập úng không thể sản xuất được gì. Anh Thanh chỉ đạo cải tạo rồi biến thành vùng sản xuất ngô lớn của tỉnh. Vùng này sau này trở thành vùng trồng giống ngô lai để cung cấp giống cho toàn tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và bán cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

“Thời đó, khi anh quyết định triển khai cải tạo đồng ruộng ở sông Cao Nhí đã gặp nhiều ý kiến không đồng tình, bàn ra. Có người còn bảo anh chơi ngông, không biết gì về thổ nhưỡng, đất đai. Nhưng anh đã quyết định làm và người dân nơi đó bây giờ còn biết ơn anh Thanh nhiều lắm” - ông Tứ nhớ lại.

Nhưng những câu chuyện đó vẫn chưa ra một Nguyễn Bá Thanh luôn trăn trở và lo cho đời sống người nông dân. Ông Tứ kể, có một ấn tượng khiến ông nhớ mãi, đó là vụ đông xuân năm 1992 bị mất mùa, toàn bộ đời sống nông dân rất là khó khăn. Vùng Quế Minh (huyện Quế Sơn) thời đó chưa có thủy lợi, là vùng khốn khổ nhất trong các vùng khốn khổ. Anh Thanh liền đi thăm, kiểm tra từng nhà, thấy dân không còn lương thực, anh rút tiền túi ra trao cho mỗi gia đình 50 ngàn đồng - số tiền đủ mỗi nhà mua lương thực cả tuần.

“Chứng kiến việc làm đó của anh Thanh, tôi thấy ở anh có một tình thương mãnh liệt của người lãnh đạo đối với nhân dân, rất cảm động. Anh không phải giống như một quan chức đến với dân mà giống như người con, người anh của gia đình về thăm nhà...” - ông Tứ bồi hồi.

Theo Dân Việt

Link nội dung: https://phaply.net.vn/cap-duoi-dung-bo-con-ong-ba-thanh-tut-dep-loi-ruong-a135458.html