Tối 19/1, nhà báo Phạm Công Luận ra mắt sách "Sài Gòn chuyện đời của phố" tập 3 tại đường sách TP HCM.
Vẫn là những câu chuyện về Sài Gòn với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng, cẩn trọng như hai tập sách trước, nhưng lần này, Phạm Công Luận mang lại sự mới mẻ bằng cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống.
[caption id="attachment_134339" align="aligncenter" width="410"]
Nhà báo Minh Đức dẫn dắt buổi ra mắt sách. Ảnh: Lê Quân[/caption]
Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra trong Sài Gòn chuyện đời của phố tập 3 vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận nhiều thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác... Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kính và sự nhìn nhận riêng của các nhân chứng từng sống ở tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: “Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện được điều thú vị mà người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được”.
Một điều thú vị của Sài Gòn chuyện đời của phố 3 là những tư liệu quý, giúp cắt nghĩa cho quá khứ lung linh của thành phố. Nó xuất phát từ ý chí của người tha hương đến Sài Gòn lập nghiệp, như cách chủ tiệm may đồ Kim Sơn trên đường Amiral Dupré ở trung tâm thành phố tổ chức bài bản khiến khách nước ngoài và giới nghệ sĩ luôn hài lòng.
[caption id="attachment_134340" align="aligncenter" width="410"]
Buổi ra mắt Sài Gòn chuyện đời của phố thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Ảnh: Lê Quân[/caption]
Đó là bà Trùng Quang – người phụ nữ Sài Gòn gốc Bắc tài hoa, ham học hỏi tìm cách sang Nhật du học và thành lập doanh nghiệp làm sản phẩm “Búp bê văn hóa” tinh xảo, mang bản sắc Việt mà đến bây giờ chưa ai khôi phục được. Ông Nguyễn Gia Tốn, với trăn trở cải tiến kỹ thuật, kết nối hai chiếc xe máy hiệu Gilera thành chiếc xe bốn bánh giá rẻ...
Những câu chuyện trong Sài Gòn chuyện đời của phố 3, nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là “những câu chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử”, nhưng chúng giúp người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã trôi qua.
Theo Zing
Link nội dung: https://phaply.net.vn/sai-gon-moi-la-trong-sach-cua-pham-cong-luan-a134338.html