Ngày 13-1, Nhà xuất bản Trẻ và gia đình cố giáo sư Ca Văn Thỉnh tổ chức ra mắt "Đất và người Nam bộ" như lời gợi nhắc rằng đề tài nghiên cứu về Nam bộ xưa nay chưa hết quyến rũ.
Tên tập sách Đất và người Nam bộ của tác giả Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh lấy lại từ tên của một thiên khảo cứu quan trọng của GS Ca Văn Thỉnh.
[caption id="attachment_133998" align="aligncenter" width="410"]
NSƯT, nhà giáo Ca Lê Hồng phát biểu nhắc lại những câu chuyện về quá trình nghiên cứu của GS Ca Văn Thỉnh. Ảnh: L.Điền[/caption]
Xuất phát từ tấm lòng yêu tha thiết mảnh đất Nam bộ, ông đã dành nhiều công sức sưu tầm tư liệu, khảo cứu điền dã thực địa, mới có thể viết một thiên khảo cứu toàn diện, sâu sắc, bổ ích và có giá trị vượt thời gian.
Tập sách là một phần của Toàn tập các trước tác của Ca Văn Thỉnh. NSƯT, nhà giáo Ca Lê Hồng – con gái của GS Ca Văn Thỉnh - chia sẻ rằng NXB Trẻ có ý tưởng tách riêng các bài viết cùng đề tài Nam bộ để hình thành tập sách này là rất hay, để những ai quan tâm đến các bài viết về Nam bộ trong tổng thể các trước tác của Ca Văn Thỉnh thì có thể tìm đọc quyển này.
Bạn đọc có thể tìm kiếm ở đây những đề tài bổ ích, có thể chưa từng nghe đến hoặc đã nghe nhưng chưa có dịp tìm hiểu sâu hơn: Đền Đế Thiên đối với tiền nhơn ta; Minh bột di ngư - một quyển sách hai thi xã; Lễ kỷ niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu – tác giả Lục Vân Tiên; Khổng học ở đất Đồng Nai; Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế; Tiểu sử Nguyễn Văn Thoại; Đất và người Nam bộ; Mạc thị gia phả và trận Rạch Gầm – Xoài Mút; Ý nghĩa về văn học sử Nam bộ và mối quan hệ Bắc Nam; Hào khí Đồng Nai.
Những ý kiến của các chuyên gia và bạn đọc tại buổi ra mắt sách đã vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, trở thành một tọa đàm nho nhỏ về Ca Văn Thỉnh – một trí thức tiên phong nghiên cứu về Nam bộ từ rất sớm, đặt để những nền tảng khảo cứu và đề xuất quan điểm được các nhà nghiên cứu sau này kế thừa, tiếp nối.
[caption id="attachment_133999" align="aligncenter" width="287"]
Đất và người Nam bộ do NXB Trẻ ấn hành vừa ra mắt bạn đọc. Ảnh: L.Điền[/caption]
TS Hà Thanh Vân đặt vấn đề những điểm riêng biệt của GS Ca Văn Thỉnh khác với những nhà nghiên cứu khác khi viết về Nam bộ là gì, đã gợi lên nhiều ý kiến tham gia đóng góp. Trong đó đáng kể có ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Văn Ngọc (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ) nhấn mạnh rằng GS Ca Văn Thỉnh luôn bỏ nhiều công sức nghiên cứu kỹ trước khi viết một bài gì, như để viết công trình về Thoại Ngọc Hầu, ông đã đi thực địa đến tận nơi, đọc văn bia, tìm hiểu tư liệu tiếng Hán, tiếng Pháp… rồi mới viết.
“Chính vì sự công phu như vậy, bài viết của ông được độc giả đánh giá cao và được các nhà nghiên cứu về lịch sử Nam bộ tin tưởng dẫn chứng, đồng thời gợi mở cho các thế hệ tiếp theo không chỉ thấy được công lao của tiền nhân mà còn phả vào đó tấm lòng yêu nước của người Nam bộ”, ông Ngọc nhận định.
Các nhà nghiên cứu trước đây và từ nay về sau vẫn còn có thể dẫn dụng từ công trình của ông không chỉ về lịch sử hình thành, cốt cách đặc tính con người Nam bộ mà còn những quan điểm tiến bộ trong nhìn nhận về văn hóa, giáo dục, hào khí của một vùng cư dân tuy còn mới về tuổi đời nhưng không kém hiển hách trong dòng lịch sử dân tộc.
Nghĩ tới một con đường mang tên Ca Văn ThỉnhGiáo sư Mạc Đường cũng có mặt tại buổi ra mắt sách, ông phát biểu về mấy suy nghĩ thực sự rất đáng… suy nghĩ:“Tôi nghĩ đến một giải thưởng quốc gia đặc biệt dành cho nhà sử học Ca Văn Thỉnh, nghĩ đến một con đường mang tên Ca Văn Thỉnh ở thành phố mang tên Bác, nghĩ đến tên Viện KHXH Vùng Nam bộ mang tên người Viện trưởng đầu tiên của mình.
Mong được nhiều nhà hảo tâm góp sức xây dựng một Quỹ tài chính mang tên Quỹ Ca Văn Thỉnh để hỗ trợ cho những luận án sau đại học và sách khai thác các tác phẩm và di cảo của ông. Xin các bạn hãy chia sẻ cùng tôi những ước nguyện này”. |
Theo Tuổi Trẻ
Link nội dung: https://phaply.net.vn/suc-quyen-ru-cua-dat-va-nguoi-nam-bo-a133997.html